Văn hóa Đông Sơn, nền văn hóa nổi tiếng trong thời kỳ đồ đồng trong vùng nam Đông Á và Đông Nam Á, đây là nền văn hóa gốc nguồn của dân tộc Việt, có nguồn gốc xa xưa tiến trình phát triển liên tục và lâu dài của người Việt và cộng đồng tộc Việt trong vùng Đông Á, văn hóa Đông Sơn là nền văn hóa độc lập cuối cùng của tiến trình phát triển này, trước khi người Việt thất bại trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược và cai trị của người Hán. Văn hóa Đông Sơn hay các văn hóa tiền thân của cộng đồng tộc Việt đã tạo dựng nên nền tảng vững chắc để người Việt đủ sức mạnh để giữ gìn được văn hóa, tiếng nói và truyền thống dân tộc mình trong giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc.

Văn hóa Đông Sơn có trung tâm tại miền Bắc Việt Nam, nhưng ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn còn rộng lớn hơn thế, đặc trưng văn hóa Đông Sơn ảnh hưởng rộng khắp tới các vùng nam Đông Á và vùng Đông Nam Á lục địa cùng với hải đảo, đây là nền tảng văn hóa chủ yếu của các cư dân văn hóa Đông Nam Á trước khi văn hóa Hoa Hạ và Ấn Độ phát triển mạnh, tạo nên sự ảnh hưởng tới diện mạo văn hóa tại vùng này.

Cổ vật Đông Sơn có đặc trưng rất riêng biệt, khó lẫn với các nền văn hóa khác, cốt lõi của nền văn hóa này là những chiếc trống đồng, vốn đại diện cho tôn giáo thờ trời của cộng đồng tộc Việt. Các cổ vật khác được đúc với nhiều vai trò và chức năng, trong đó các vai trò chủ yếu là phục vụ cho đời sống tâm linh, đời sống sinh hoạt, lao động cũng như trong chiến trận, các cổ vật được đúc với rất nhiều hình dáng đa dạng và thiết kế tinh xảo.

Chúng tôi đã tiến hành một bài khảo cứu chuyên sâu về nguồn gốc và những đặc trưng cơ bản của văn hóa Đông Sơn trong thời gian gần đây, ở bài viết này, chúng tôi sẽ mở rộng hơn để tìm hiểu về các loại hình cổ vật của văn hóa Đông Sơn, cùng với đó chúng tôi cũng sẽ tổng hợp lại các cổ vật đẹp nhất của văn hóa Đông Sơn, với các hình ảnh được khai thác từ các nguồn chính thống, các loại hình cổ vật sẽ được so sánh và chọn lọc rất kỹ để đảm bảo tất cả các cổ vật đều là của văn hóa Đông Sơn tại miền Bắc Việt Nam. Bên cạnh đó chúng tôi cũng sẽ tìm hiểu về các loại hình cổ vật thời kỳ đồ đồng của văn hóa Đông Sơn trong giai đoạn Bắc thuộc, được gọi là giai đoạn Giao Chỉ. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết sẽ đem tới cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về hệ thống cổ vật của văn hóa Đông Sơn, cũng như từ đó thấy được trình độ phát triển vượt bậc của cư dân văn hóa Đông Sơn trong thời kỳ đồ đồng.

I. Các loại hình cổ vật văn hóa Đông Sơn:

1. Trống đồng:

Trống đồng là loại hình đặc trưng nhất của văn hóa Đông Sơn, miền Bắc Việt Nam là trung tâm của văn hóa Đông Sơn, nên nơi đây cũng là nơi tập trung nhiều trống đồng loại I Heger nhất, đây cũng là nơi có nhiều trống đồng loại I to và đẹp nhất như các trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Khai Hóa, Sông Đà, đây là các hiện vật tiêu biểu cho nền văn hóa Đông Sơn.

Các trống Sông Đà, Hoàng Hạ, Khai Hóa, Ngọc Lũ được trưng bày tại các bảo tàng trong và ngoài nước.

Bên cạnh các trống đồng lớn và đẹp này, tại miền Bắc Việt Nam còn tìm thấy rất nhiều trống đồng Đông Sơn khác với nhiều kích cỡ khác nhau.

Trống đồng ngoài loại hình chính, còn có cả loại hình trống đồng minh khí có kích thước rất nhỏ được sử dụng để chôn cùng người chết, đi cùng với quan niệm về một cuộc sống sau cái chết của người Việt thời xưa.

2. Thạp đồng:

Cùng với trống đồng, thạp đồng là vật đặc trưng và quan trọng nhất của nền văn hóa Đông Sơn tại miền Bắc Việt Nam, loại hình trống đồng đa phần chỉ được tìm thấy tại miền Bắc Việt Nam và vùng nam Đông Á, tương ứng với vùng phân bố của các cư dân tộc Việt, nhưng vùng phân bố đậm đặc nhất vẫn là tại miền Bắc Việt Nam.

3. Chuông đồng:

Chuông đồng cũng là một loại hình cổ vật rất quan trọng của văn hóa Đông Sơn, do nền văn hóa của tộc Việt trong giai đoạn này có đời sống tâm linh đóng vai trò cốt lõi, nên người Việt đã đúc rất nhiều chuông đồng để thực hành các hoạt động tâm linh với tôn giáo thờ Trời cũng như thờ cúng Tổ Tiên. Các loại hình trống thời Đông Sơn là rất đa dạng, nhưng loại hình phổ biến nhất là những chiếc chuông đồng tai dê, loại hình chuông này tìm thấy nhiều nhất ở Việt Nam, nhưng cũng xuất hiện rộng khắp trong các vùng có cư dân tộc Việt sinh sống. Các vùng Đông Nam Á ít tìm thấy loại hình chuông tai dê.

a. Chuông tai dê:

b. Các loại hình chuông khác:

4. Rìu đồng:

Rìu đồng thời Đông Sơn có nguồn gốc xa xưa từ các loại hình rìu đá và rìu ngọc tại các văn hóa trong vùng Dương Tử, tới thời kỳ đồ đồng, thì các loại hình rìu đã có sự thay đổi cơ bản, phát triển thành các loại hình rìu lưỡi hài gót vuông, gót tròn và rìu cân xòe. Rìu đồng có chức năng chính là lễ khí, được các thủ lĩnh sử dụng trong các dịp lễ tế.

a. Rìu lưỡi hài gót vuông:

b. Rìu lưỡi hài gót tròn:

c. Các loại hình rìu khác:

Rìu cân xòe:

Rìu hình chiếc lá:

5. Thố đồng:

6. Dao găm đồng:

Dao găm đồng cũng là một vật dụng rất thân thuộc với người Việt, thời kỳ Đông Sơn có rất nhiều loại hình dao găm bằng đồng rất đặc trưng của tộc Việt, trong đó nhiều nhất là loại hình dao găm với cán hình người. Có một số loại hình dao găm cũng xuất hiện rộng khắp trong địa bàn nam Đông Á và miền Bắc Việt Nam.

a. Dao găm hình người:

b. Các loại hình dao găm khác:

7. Muỗng đồng:

Muỗng đồng đóng vai trò quan trọng trong cả đời sống thường nhất của tầng lớp quý tộc, cũng như trong các dịp lễ tế, những chiếc muỗng đồng cũng được cư dân tộc Việt đầu tư sáng tạo với nhiều hình dáng đặc sắc.

8. Khóa thắt lưng đồng:

Trang phục của người Việt trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn đã rất phát triển, vào thời kỳ này thì những chiếc khóa thắt lưng đồng đi cùng với trang phục đã được tìm thấy rất nhiều với nhiều hình dáng đa dạng và tinh xảo.

9. Hộ tâm phiến đồng:

Hộ tâm phiến bằng đồng là một vật có vai trò quan trọng trong chiến tranh, có chức năng bảo vệ ngực trước các vũ khí của quân thù, các loại hình hộ tâm phiến cũng được cư dân tộc Việt đầu tư và chau chuốt các hoa văn rất tinh xảo.

10. Vòng tay đồng:

Các loại hình vòng tay bằng đồng thời Đông Sơn cũng rất đa dạng và nhiều kiểu dáng đặc sắc, tinh tế. Trên nhiều vòng tay bằng đồng cũng được trang trí thêm các loại chuông, đây là một đặc trưng rất đặc biệt của văn hóa Việt vào thời Đông Sơn.

11. Các loại hình vũ khí bằng đồng:

Thời Đông Sơn có nhiều loại hình vũ khí bao gồm cả cận chiến và tấn công từ xa: kiếm, lao, qua, mác, nỏ, tên…

12. Dụng cụ sinh hoạt và tâm linh:

Các dụng cụ thời Đông Sơn cũng khá đa dạng, với nhiều loại hình được sử dụng trong sinh hoạt cũng như hoạt động tâm linh.

13. Dụng cụ lao động:

Dụng cụ lao động là không thể thiếu trong đời sống của bất cứ dân tộc nào, với người Việt thời Đông Sơn, họ cũng chế tạo ra nhiều loại hình công cụ để phục vụ cuộc sống của mình: cuốc, thuổng, xẻng, cày, rìu, dùi, đục, lưỡi câu, bàn mài…

14. Các loại hình tượng đồng:

Các loại hình tượng đồng Đông Sơn cũng khá nhiều và đa dạng, chủ đề sáng tạo của người Việt thường là các loài vật gần gũi với đười sống của họ như chim, trâu, voi, hươu…, các loại tượng hươu, voi thường được sử dụng để đựng dầu thắp sáng phục vụ đời sống tâm linh của người Việt.

14. Các loại hình trang sức bằng đồng và ngọc:

Trang sức của thời Đông Sơn không chỉ bằng đồng mà còn có cả các loại trang sức bằng ngọc, mã não, thủy tinh, với các loại hình vòng cổ, vòng tai, trâm, vòng tay…

II. Văn hóa Đông Sơn trong thời Bắc thuộc:

Văn hóa Đông Sơn vẫn tiếp tục tồn tại và duy trì tới giai đoạn khoảng 2-3 thế kỷ SCN, trống đồng vẫn được người Việt đúc và sử dụng, với sự thay đổi trong hình dáng, có thêm các tượng như cóc, vịt, rùa… ở trên mặt trống. Giai đoạn này được gọi chung là văn hóa Đông Sơn giai đoạn Giao Chỉ.

Cổ vật Đông Sơn trong thời Bắc thuộc có sự thay đổi cơ bản về loại hình cổ vật, các loại hình cổ vật có đặc trưng phương Bắc thay thế các loại hình cổ vật truyền thống của văn hóa Đông Sơn, tuy nhiên kỹ thuật đúc vẫn theo truyền thống từ thời Đông Sơn. Ở một số cổ vật, các nghệ nhân Đông Sơn đã gửi gắm vào đó những hoa văn đặc trưng của văn hóa Đông Sơn.

1. Trống đồng giai đoạn đầu thời Bắc thuộc:

2. Sự giao thoa của cổ vật văn hóa Đông Sơn và văn hóa Hoa Hạ:

a. Cổ vật văn hóa Đông Sơn được trang trí hoa văn muộn và có sự giao thoa với văn hóa Hoa Hạ:

Một số loại hình có giao thoa giữa truyền thống Đông Sơn với văn hóa Hoa Hạ, như hộ tâm phiến được các hoa văn thực thay cho loại hình hoa văn cách điệu của người Việt. Trên một số loại hình thạp bắt đầu xuất hiện các dấu ấn của văn hóa Hoa Hạ như quai Thao Thiết, các hình ảnh chim Tiên chạy thay vì hình ảnh chim Tiên bay đơn thuần trong giai đoạn Đông Sơn chính thống. Các cổ vật cũng được thể hiện hoa văn đặc trưng Đông Sơn của giai đoạn muộn.

b. Các loại hình cổ vật giai đoạn Giao Chỉ được trang trí hoa văn Đông Sơn:

3. Các loại hình cổ vật đặc trưng của giai đoạn Giao Chỉ:

III. Kết luận:

Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa rực rỡ và phát triển, điều đó qua những khảo cứu và giới thiệu cổ vật của chúng tôi đã trở nên rõ ràng hơn. Nền văn hóa này có sự kế thừa từ truyền thống tại vùng Dương Tử, các loại hình cổ vật có sức ảnh hưởng lớn cũng tương ứng với sự phát triển vốn có của cư dân tộc Việt khi còn ở tại vùng Dương Tử. Từ cơ sở này, chúng ta cần tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, và từ đó khôi phục văn hóa tộc Việt trong thời kỳ Đông Sơn và trước đó, đây sẽ là nền tảng rất quan trọng, đóng góp lớn vào sự đi lên của dân tộc Việt trong giai đoạn sau này.

Sưu tầm: Suviet.co

Nguồn khai thác các cổ vật được sử dụng trong bài:

1. Bảo tàng Barbier-Mueller, bảo tàng Viên, bảo tàng Guimet, bảo tàng Cernuschi.

2. Các bộ sưu tập cá nhân của Phạm Lan Hương và các catalogue của Galarie Hioco, cùng với đó là tạp chí Asia Art.

3. Bộ sưu tập cá nhân Kiều Quang Chẩn, nguồn từ sách Vang vọng từ trống Đông Sơn xuất bản năm 2018.

4. Các sách của Martin Doustar: Art of bronze age in Southeast Asia, A passage through Asia.

5. Bộ sưu tập nhà hàng Trống Đồng.

6. Bộ sưu tập bảo tàng lịch sử Việt Nam, chụp bởi Gary Todd.

7. Các cổ vật văn hóa Đông Sơn được chụp bởi báo chí Việt Nam trong các cuộc trưng bày và tại các bảo tàng như bảo tàng lịch sử và một số bảo tàng địa phương.

Share.